Quan sát của bà Maria Montessori về những đứa trẻ

Trong những năm 1900, trẻ em được coi là dễ thương, đôi khi phá phách vì tò mò chủ yếu là nhìn thấy và không được nghe. Sau đó, Tiến sĩ Maria Montessori chuyển sự chú ý đến chúng. Sự quan sát của bà, phương pháp, và học liệu đã hoàn toàn thay đổi cách chúng ta nhìn nhận trẻ và thiết lập lĩnh vực phát triển trẻ nhỏ và giáo dục sớm cho các thế hệ tương lai.

Maria Montessori là người phụ nữ đầu tiên nhận bằng y khoa trong lịch sử của Ý. Bà bắt đầu làm việc với trẻ em đi học và trẻ khuyết tật. Được đào tạo như một nhà khoa học, Montessori đã bắt đầu quan sát trẻ em để xem mình có thể học được gì. Những trẻ em này đã bị coi là không thể học; nhưng Montessori đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Sau khi phương pháp của mình đã thành công, Montessori quyết định thử xem trẻ em phát triển bình thường sẽ phản ứng như thế nào. Đây là sự khởi đầu của sự nghiệp của bà.

Montessori lấy nền tàng là cách tiếp cận dựa trên những quan sát của bà trên trẻ. Bà bắt đầu bằng cách quan sát trẻ để hiểu được mô hình phát triển tự nhiên của trẻ về tăng trưởng và phát triển. Hãy xem xét các kết quả quan sát chính của Montessori. Những nội dung trong dấu ngoặc kép là từ Maria Montessori trừ khi có ghi chú khác.

1. The inner teacher – người thầy bên trong

“We discovered that education is not something which the teacher does, but that it is a natural process which develops spontaneously in the human being”.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng giáo dục không phải là thứ giáo viên dạy, mà là một quá trình tự nhiên trong đó con người được phát triển một cách tự nhiên”.

Khi được sáu tuổi, trẻ em là người đã sẵn sàng để sống trong thời gian, địa điểm, và văn hóa nơi chúng sinh ra. Trẻ tự học đi, hiểu và nói ngôn ngữ của chúng, suy nghĩ, kiểm soát chuyển động của chúng, và học các kỹ năng sống cơ bản trong quá trình lớn lên. Montessori thấy rằng có một người thầy và hướng dẫn sự sống bên trong mỗi đứa trẻ, dẫn dắt sự phát triển của trẻ theo một mô hình tự nhiên. Montessori tin rằng việc tin tưởng người thầy bên trong phải là nguyên tắc đầu tiên của giáo dục. Thay vì dẫn dắt đứa trẻ, bà quyết định ‘đi theo trẻ’.

2. Movement – Hoạt động

“Watching a child makes it obvious that the development of his mind comes through his movements.”
“Xem một đứa trẻ sẽ thấy rõ ràng rằng sự phát triển tâm trí của trẻ xuất phát từ hoạt động của trẻ”

Montessori quan sát thấy rằng trẻ em thường xuyên di chuyển và “làm thủ thế giới bằng bàn tay của mình”. Bà thấy rằng sự hoạt động gắn chặt với sự phát triển trong thời thơ ấu. Học cách kiểm soát có mục đích và phối hợp động tác trực tiếp phát triển não bộ của trẻ. Thông qua hoạt động, một đứa trẻ tác động vào thế giới và thực hiện những khám phá.

Sự phát triển của trí tuệ là thông qua sự vận động. Cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ được vận động tối đa.

3. Independence – sự độc lập

“Little children, from the moment they are weaned, are making their way toward independence.”
“Trẻ nhỏ, từ khi cai sữa, đang tiến đến sư độc lập của mình”

Montessori quan sát thấy rằng trẻ em có động lực lớn để trở nên độc lập và tự làm việc. Chúng hăm hở tận dụng những cơ hội để thực hành và làm thủ kỹ năng sống. Trẻ có ý thức nội tâm về việc trở nên độc lập, trở thành một người hữu ích một cách nhanh chóng. Chúng muốn học để sử dụng cơ thể và trí não của mình, tự thực hiện các hoạt động thực hành cuộc sống, tìm hiểu về những con số và chữ, và hiểu thế giới của mình. Tất cả các hoạt động của chúng được vươn ra để tạo ra những người được chuẩn bị để có chỗ đứng trong xã hội. Một đứa trẻ nổi tiếng hỏi Montessori “hãy giúp tôi tự làm điều đó”.
Photo: Julie Josey

Cha mẹ hay thầy cô giáo chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn trẻ, không phải là người làm thay trẻ. Hãy giúp trẻ làm việc bằng chính đôi tay của trẻ. Ví dụ như chỉ đơn giản là bạn kê một cái kệ ngay dưới bồn rửa tay, trẻ sẽ tự chèo lên và rửa tay, hay bạn thiết kế một bàn uống nước ở tầm thấp để trẻ khi khát có thể tự rót nước uống.

See also  Môi trường Montessori được chuẩn bị

4. Absortment Mind – Trí tuệ thẩm thấu

“Whereas an adult admires their environment a child completely absorbs it. This absorption transforms the child and forms part of his or her soul. “
“Nếu một người trưởng thành ngưỡng mộ môi trường của họ, một đứa trẻ hoàn toàn hấp thụ nó. Sự hấp thụ này biến đổi trẻ và trở thành một phần của tâm hồn trẻ”

Montessori quan sát thấy rằng trẻ em, thay vì thu thập thông tin theo một đường tuyến tính, có thứ tự, có logic như người lớn, chúng hấp thụ mọi thứ từ môi trường của chúng một cách toàn vẹn, từ tất cả các hướng cùng một lúc. Bộ não của chúng hoạt động khác so với ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống. Montessori cho rằng khi một đứa trẻ đang tập trung vào việc lặp đi lặp lại một hoạt động, trẻ đang làm một công việc ngầm bên trong là tạo ra các cấu trúc não cơ bản mà trẻ sẽ sử dụng sau này. Sự khẳng định này đã được xác nhận bởi khoa học thần kinh hiện đại (trang 26). Não bộ của trẻ nhỏ tạo một kết nối thần kinh mới với tốc độ cực nhanh trong những năm đầu. Trẻ nhỏ hấp thụ môi trường của chúng vào trong mình cho đến khi chúng hoàn toàn là một phần của môi trường.

“Trong trẻ có một sự nhạy cảm đặc biệt dẫn dắt trẻ hấp thụ tất cả mọi thứ xung quanh; và nó chính là do việc quan sát và tiếp thu, cho phép trẻ thích nghi với cuộc sống”.

5. Concrete experience – Trải nghiệm cụ thể

Ví dụ khi một đứa trẻ hiểu về khái niệm hình tròn và hình dung được một hình tròn, thì đầu tiên đứa trẻ đó phải được sờ vào một hình tròn cụ thể, cảm giác khi sờ vào đồ vật hình tròn sẽ đến đầu tiên trong tâm trí trẻ. Ngay sau khi nhận được đủ thông tin về vật thể trong thế giới quanh mình thông qua câm giác, lúc này đứa trẻ có khả năng xem xét vật thể và khái niệm của vật thể dưới dạng hình ảnh, suy nghĩ hay câu chữ. Do vậy nguyên tắc dạy trẻ là phải bắt đầu từ vật cụ thể, những học liệu xung quanh trẻ. Nếu một kiến trúc sư có thể bắt đầu từ việc thiết kế hình ảnh, mô tả sau đó xây lên một căn nhà dựa trên bản thiết kể đó, nhưng đứa trẻ thì ngược lại, chúng hoạt động từ những thứ cụ thể xung quanh, sau đó là khái quát lên.

Ví dụ nếu bạn muốn dạy trẻ phép chia 4:2=2, bạn chỉ đơn thuần yêu cầu trẻ học thuộc bảng cửu chương và nhớ, như vậy là sai nguyên tắc. Cần phải có học liệu để trẻ hiểu được tại sao 4:2=2, sau khi thực hành trên các bộ học liệu cụ thể, trẻ thành thục và hiểu bản chất, sau đó mới bắt đầu học trên việc sử dụng giấy bút để viết.

Montessori thấy rằng trẻ em chủ yếu cần kinh nghiệm cụ thể – liên hệ với đối tượng ba chiều. Trải nghiệm thực về thế giới phải đến trước thì sau trẻ mới có thể học cách sử dụng tư duy trừu tượng sau này. Ví dụ, trước khi một đứa trẻ có thể hiểu khái niệm về độ tròn và hình dung một vòng tròn ảo, trẻ trước tiên phải xử lý nhiều đối tượng hình tròn với hai bàn tay của mình khi trẻ nhìn vào chúng. Những ấn tượng cảm giác cần phải đến đầu tiên.

Khi một đứa trẻ đã nhận được đủ số ấn tượng trực giác của thế giới, trẻ sẽ dần dần có thể xem xét các đối tượng và ý tưởng một cách trừu tượng như hình ảnh, suy nghĩ, và cuối cùng là từ ngữ. Điều này được minh họa ở hình bên trái.

Một kiến trúc sư hình thành một thiết kế trong đầu, tạo ra bản về và bản thiết kế, sau đó xây dựng một tòa nhà. Ông làm việc từ trừu tượng đến cụ thể. Một đứa trẻ hoạt động theo cách khác, từ cụ thể đến trừu tượng.

Trẻ cầm một đối tượng, tiếp thu tính chất của nó thông qua các giác quan của mình. Ngay sau đó, trẻ nhận ra hình dạng của đối tượng trong bản vẽ và hình ảnh. Cuối cùng, trẻ đã biết kết hợp những tính chất của đối tượng với lời nói. Trình tự này là đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến máy vi tính, máy tính bảng, và các thiết bị màn hình vô tuyến khác. Montessori thấy rằng trẻ em, “Làm chủ thế giới bằng đôi tay của mình.” Bà nhận ra rằng trẻ em cần phải khám phá thế giới của mình bằng cách giữ nó trong tay. Điều này đã trở thành nguyên tắc của môi trường đã được chuẩn bị của bà.

See also  Montessori At Home: Tôn trọng người thầy bên trong trẻ

6. Play as work – Chơi mà học

“The child can develop fully by means of experience in his environment. Such experience is not just play; it is the work he must do in order to grow up.”
“Những đứa trẻ có thể phát triển đầy đủ bằng các kinh nghiệm trong môi trường của mình. Những kinh nghiệm này không chỉ là trò chơi; nó là công việc trẻ phải làm để lớn lên. “

Khi quan sát một cách cần thận trẻ, Montessori đã xây dựng một sự tôn trọng lớn đối với những gì chúng ta gọi là trò chơi của trẻ. Bà nhận thấy rằng mọi hành động tự phát của trẻ không phải là ngẫu nhiên hay vô tổ chức. Bà thấy rằng việc chơi của trẻ là nhằm hướng vào việc hoàn thành một mục tiêu nào đó, quá trình này tạo ra một cá nhân độc lập sẵn sàng để sống trong môi trường và nền văn hóa tại nơi mà chúng sinh ra.

Môi trường được chuẩn bị mà bà Maria tạo ra cho trẻ được thiết kế để giúp trẻ tìm thấy những trải nghiệm liên kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển tự nhiên của chúng. Ở trường Montessori, trẻ được cung cấp các học liệu, được có thời gian và sự tự do để khám phá. Bạn hoàn toàn có thể cho trẻ những trải nghiệm này tại ngôi nhà của mình.

7. Concentration & Normalization – Khả năng tập trung và bình thường hóa

Ở phía trên bên trái là một học liệu Montessori rất đẹp về Thực Hành cuộc sống. Nó được đặt trong một khay riêng và bao gồm một thảm để làm việc, miếng bọt biển để làm sạch, và mọi thứ khác mà trẻ cần để ép nước trái cây. Những học liệu như thế này thu hút trẻ em bởi thiết kế của chúng và hứa hẹn những điều thú vị mới để làm.

Nắm vững các hoạt động đòi hỏi sự tập trung, có thể thấy trong các bức ảnh về những đứa trẻ ở bên phải. Tập trung là chìa khóa để học tập. Tất cả các học liệu Montessori được thiết kế nhằm hấp dẫn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, và để nắm vững được các hoạt động yêu cầu trẻ cần phải có sự tập trung.

Khi Montessori cho trẻ em các học liệu bà thiết kế cho trẻ, cô đã thực hiện một khám phá quan trọng. Trẻ hai tuổi sử dụng các học liệu một cách tập trung. Sự tập trung sự chú ý này trước đây được coi là không thể đối với một đứa trẻ. Bà Montessori phát hiện ra rằng khi đưa cho trẻ những học liệu hay những trải nghiệm phù hợp với nhu cầu phát triển não bộ và cơ thể của trẻ, trẻ thường chú ý và tập trung rất nhiều.

Khi quan sát trẻ, bà đã có một phát hiện khác, đó là những đứa trẻ này trở nên bình tĩnh hơn, tự tin hơn và hạnh phúc hơn. Khi một đứa trẻ được làm việc trong một môi trường đã được chuẩn bị, sử dụng các học liệu, học cách tương tác và tôn trọng lẫn nhau, quá trình này giúp trẻ phát triển một số đặc điểm bao gồm:

Concentration; Love of work; Sociability; Self-discipline
Sự tập trung ; Tình yêu công việc; Tính xã hội ; Tự kỷ luật.

Bà Montessori tin rằng những đứa trẻ có các cơ hội để phát triển những đặc điểm trên, khi trưởng thành chúng sẽ dễ dàng tìm thấy niềm đam mê của mình, bà gọi đây là “Bình thường hóa”.
“Normalization is the single most important result of our work.”
“Bình thường hóa là kết quả quan trọng nhất trong công việc của chúng tôi.”

Khả năng tập trung cho phép một đứa trẻ học hỏi bất cứ điều gì một cách dễ dàng hơn. Đây là một trong những lý do trẻ em ở các trường Montessori thường học cách đọc, viết, sử dụng các con số, và hiểu các khái niệm khoa học trước khi vào mẫu giáo hay tiểu học.

“Năng lực tập trung càng nhiều, thì sự yên tĩnh sâu sắc trong công việc càng diễn ra thường xuyên hơn, sự kỷ luật trong trẻ càng thấy rõ hơn.”

See also  "TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ" CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ?

8. Sensitive Period – Thời kỳ nhạy cảm

Ở mỗi độ tuổi và mỗi giai đoạn, trẻ em có mối quan tâm đặc biệt với các vấn đề khác nhau như con số, ngôn ngữ… Và trong phương pháp Montessori, chúng ta cần tôn trọng và tuân theo trẻ, chúng ta sẽ thấy khi nào trẻ quan tâm tới các hoạt động gì, và chúng ta sẽ tìm cách khuyến khích trẻ phát triển các hoạt động trong suốt thời kỳ nhạy cảm đó. Ví dụ giai đoạn 4 tuổi là thời kỳ nhạy cảm với toán học và ngôn ngữ của trẻ, các bậc cha mẹ cần tạo ra nhiều hoạt động để con được học toản và ngôn ngữ.

Một giai đoạn nhạy cảm là một khoảng thời gian khi một đứa trẻ trở nên đặc biệt quan tâm đến việc học tập và trải nghiệm một khía cạnh cụ thể của môi trường của mình.

Montessori mượn khái niệm thời kỳ nhạy cảm để xác định thời điểm xảy ra một cách tự nhiên trong sự phát triển của một đứa trẻ khi trẻ thích thú và dễ dàng học hỏi một khía cạnh cụ thể của môi trường, và tích cực tìm kiếm những trải nghiệm giúp trẻ làm điều đó. Montessori xác định được một số giai đoạn nhạy cảm ở trẻ nhỏ, ví dụ như: sự trật tự, ngôn ngữ, con số, các đối tượng nhỏ, kỹ năng vận động, các mối quan hệ không gian, viết, và nhiều hơn nữa.

Thần kinh học hiện đại đã xác nhận sự tồn tại của những giai đoạn quan trọng của nhạy cảm cao và khả năng xử lý thông tin về một khía cạnh cụ thể của môi trường. Trong phương pháp Montessori, chúng ta quan sát và đi theo trẻ. Bằng cách này, chúng ta thấy khi nào trẻ thể hiện một sự quan tâm đặc biệt với một số loại hoạt động, kỹ năng, và thông tin. Sau đó chúng ta có thể cung cấp các hoạt động trong lĩnh vực trong giai đoạn nhạy cảm.

Thời gian từ khi sinh ra đến khoảng sáu tuổi có thể được coi là một trong giai đoạn nhạy cảm lớn. Không có thời kỳ nào khác trong cuộc sống mà chúng ta có thể cởi mở hơn để tiếp thu thông tin về thế giới và làm chủ các kỹ năng cần thiết để hoạt động.

“… Những kinh nghiệm cụ thể ảnh hưởng đến các mạch não cụ thể trong giai đoạn phát triển cụ thể – gọi thời kỳ như nhạy cảm – nó là cực kỳ quan trọng để tận dụng lợi thế của những cơ hội đầu trong quá trình xây dựng phát triển.”
The Center on the Developing Child, Harvard University Trung tâm của việc phát triển trẻ, Đại học Harvard

“Khi một trong những niềm đam mê tâm linh bị cạn kiệt, một cái khác là enkindled. Tuổi thơ do đó đi từ cuộc chinh phục này sang cuộc chinh phục khác trong một nhịp điệu không đổi thành phần tạo nên niềm vui và hạnh phúc của mình”.
Maria Montessori

9. Sensori experience – Trải nghiệm qua giác quan

Sau khi quan sát, bà Maria Montessori thấy rằng trẻ em cần trải nghiệm với thế giới xung quanh chúng thông qua đôi bàn tay và các giác quan khác của mình. Vì vậy, bà đã phát triển ra bộ học liệu cho môn cảm quan (Sensorial Materials). Ví dụ bộ tháp hồng ở hình bên trái. Những bài học đơn giản này thực hiện bằng tay; và liên quan đến việc trẻ thực hiện việc so sánh và quyết định dựa trên thông tin cảm giác. Điều này mở ra hàng triệu kết nối thần kinh não bộ mới, khuyến khích sự tập trung, và chọn lọc và phát triển giác quan của trẻ.

Trong một trường Montessori, học liệu thực hành cuộc sống và cảm quan là nền tảng của chương trình cho trẻ em 2-6 năm tuổi. Những hoạt động này giúp các em tập trung chú ý, phát triển khả năng tư duy trừu tượng của trẻ, kiểm soát và phối hợp các động tác, giáo dục giác quan, và xây dựng sự tự tin. Những trẻ được tiếp cận với những kinh nghiệm từ 2-4 tuổi sẽ thấy toán học, đọc, và viết trở thành sự phần mở rộng tự nhiên của các kỹ năng mà họ đã phát triển. Nền tảng của kỹ năng và kiến thức đã có sẵn.

Bài viết được dịch từ sách Montessori At Home

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *