Lợi ích của giáo dục sớm đối với trẻ

The Neuroscience of Early Childhood – Sự phát triển não bộ trong giai đoạn ấu thơ

Rất nhiều điều đã được khám phá từ khi Montessori phát triển cách tiếp cận mà bà gọi là “Hỗ trợ cuộc sống”. Điều đặc biệt được cha mẹ quan tâm đến là những tiến bộ trong sự hiểu biết về những gì đang diễn ra trong bộ não của trẻ khi chúng lớn lên.

Thời thơ ấu là khoảng thời gian độc đáo của sự phát triển não bộ. Khi sinh ra, trẻ đã có khoảng một tỷ tế bào thần kinh, hoặc dây thần kinh, trong bộ não của mình – bằng với số ngôi sao trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Mỗi dây thần kinh não có nhiều chi nhánh kết nối với các chi nhánh của các dây thần kinh khác. Các kết nối thần kinh có thể có trong não của trẻ nhỏ là hàng nghìn tỉ.

Các dây thần kinh truyền xung điện. Khi trẻ đang trải nghiệm cảm giác, suy nghĩ, di chuyển một cơ bắp, thậm chí những giấc mơ, những đường điện mới giữa dây thần kinh não được mở. Một đứa trẻ thường mở ra 700 đường thần kinh não mới mỗi trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời.

Bộ não trẻ rất dễ thay và đang thay đổi hàng ngày. Khi trẻ tập hợp những kinh nghiệm, những kết nối thần kinh trên não được tăng cường và củng cố. Chúng trở thành “đường siêu cao tốc” cho hoạt động của não. Dần dần, trong những năm đầu đời, những kết nối thần kinh sẽ tạo nên cấu trúc bộ não – một mạng lưới các kênh thần kinh quan trọng bên trong não.

Nền tảng cấu trúc bộ não mà chúng ta sử dụng cho cuộc sống được hình thành trong sáu năm đầu tiên.

Bắt đầu từ khoảng sáu tuổi, một quá trình khác trên não bắt đầu. Kết nối thần kinh chưa được mở ra và chưa được thiết lập sẽ bắt đầu bị loại bỏ trong một quá trình gọi là cắt tỉa. Khi đường dây thần kinh không sử dụng bị lược bỏ đi, cấu trúc bộ não được lộ ra. Não của chúng ta giữ được sự linh hoạt, khả năng thay đổi và thích ứng trong suốt cuộc đời. Chỉ là trong những năm đầu tiên, những đường thần kinh não mở ra một cách tự do và nhanh chóng. Các kiến trúc não bộ mà chúng ta sử dụng cho phần còn lại của cuộc đời chính là phần đã hình thành trước đó. Chúng ta chỉ có một vài năm vàng để giúp trẻ phát triển kiến trúc não tốt nhất có thể cho cuộc sống sau này.

Chức năng điều hành của não liên quan đến các hoạt động cấp cao như:
• Tập trung sự chú ý và lọc ra những phiền nhiễu
• Kiểm soát xung động của bản thân
• Ra quyết định
• Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
• Đa nhiệm

Các chức năng điều hành là “hệ thống kiểm soát không lưu” của não. Chúng cho phép chúng hoạt động trong một thế giới phức tạp, bận rộn. Những năm đầu là thời gian đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành những khả năng này của não bộ. Hoạt động giáo dục sớm dạy cho trẻ những kỹ năng quan trọng này của não.

Trong độ tuổi từ ba đến sáu, rất nhiều hoạt động củng cố xảy ra trong não. Điều này đặc biệt nổi bật trong các lĩnh vực có liên quan tới việc tổ chức, lập kế hoạch và tập trung sự chú ý. Đây là ba trong số những tính năng nổi bật của các hoạt động Montessori.

Các hoạt động Montessori lôi cuốn một đứa trẻ vào làm việc, tập trung chú ý, mong muốn, và nhận thức đa giác quan. Điều này tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển mạnh mẽ, cấu trúc não một cách hiệu quả. Kết hợp với sự phát triển của chức năng điều hành của não, đây là một trong những lợi ích chính của phương pháp Montessori và các hoạt động học tập từ sớm khác. Những trẻ em được tiếp cận với những trải nghiệm này sẽ phát triển cấu trúc não tốt hơn.

“Chất lượng của môi trường trong những năm đầu đời và những kinh nghiệm thích hợp ở đúng giai đoạn phát triển là rất quan trọng trong việc xác định cấu trúc của não bộ mạnh hay yếu.”

See also  Montessori At Home: Tôn trọng người thầy bên trong trẻ

“Sự ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ của kinh nghiệm trong những năm đầu đời đôi với cấu trúc bộ não khiến cho những năm đầu đời trở thành thời gian của cả cơ hội lớn và dễ bị tổn thương lớn cho sự phát triển bộ não.”

The Benefits of Early Childhood Education – Lợi ích của giáo dục sớm

Từ khi sinh ra đến sáu tuổi là giai đoạn định hình quan trọng nhất trong cuộc đời một con người. Không lúc nào chúng ta nhạy cảm với môi trường hơn lúc này. Những kinh nghiệm đầu đời đã định hình cấu trúc não bộ và tính cách của trẻ. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm để tạo điều kiện cho sự phát triển của chúng. Học tập sớm không nhắm tới việc đọc, viết, toán, hoặc cố gắng để tạo ra những thiên tài trẻ tuổi. Bạn không thể ép buộc trẻ học, vì không thể.

“It is true that we cannot make a genius. We can only give a child the chance to fulfill his potential possibilities.” Maria Montessori
“Sự thật là chúng ta không thể tạo ra một thiên tài. Chúng ta chỉ có thể cung cấp cho trẻ cơ hội phát triển tối đa khả năng của mình. “

Những lợi ích chính của các hoạt động học tập từ sớm xảy ra bên trong trẻ. Các kỹ năng như đọc, viết, và dùng số là sản phẩm phụ của sự phát triển não bộ mạnh mẽ và tính tích cực, tự tin về bản thân. Đó là những kết quả nhìn thấy được của não bộ và sự phát triển nhân cách. Dưới đây là một bản mô tả của quá trình:
Đường thần kinh não kích hoạt và kiến trúc não mạnh
Hình ảnh tích cực về bản thân
Yêu thích việc học
Sự hòa hợp giữa bộ não và cơ thể.
Tư duy phê phán – giải quyết vấn đề – suy nghĩ phản biện
Tập trung chú ý
Toán học – Đọc và viết
Âm nhạc – Trí nhớ
Kiểm soát và phối hợp vận động
Nghệ thuật – Khái niệm khoa học – logic

Hãy xem chi tiết một vài lợi ích của việc học sớm:

1. Positive Self-Image – Hình ảnh tích cực về bản thân

Một hình ảnh tích cực về bản thân là điều quan trọng tương đương với một bộ não phát triển. Các hoạt động học tập từ sớm cung cấp cho trẻ những thách thức và một loạt các kinh nghiệm thành công sau khi mỗi hoạt động đều làm thuần thục. Các hoạt động Montessori có độ khó tăng dần. Các học liệu phù hợp sẽ ở trạng thái Learning Sweet Spot (điểm hứng thú ở giữa trạng thái buồn chán và thất vọng. Tức là không khó quá -> thất vọng và không dễ quá -> buồn chán). Học liệu lúc đầu có tính thách thức nhưng vẫn tiếp tục khiến trẻ hứng thú đối với trẻ cho đến khi hoạt động hoặc kỹ năng được làm thuần thục. Mỗi thành công mới với học liệu sẽ theo tăng thêm sự tự tin của trẻ trong việc tiếp cận những thách thức mới. Một thái độ “Tôi có thể làm điều này” dần dần trở thành nhân cách của trẻ. Đây là một món quà tuyệt vời cho cuộc sống.

Một đứa trẻ với một bộ não phát triển nhưng không tin vào bản thân, sẽ không phát triển được tiềm năng của mình. Một đứa trẻ với một bộ não trung bình nhưng có niềm tin rất lớn vào khả năng của mình để làm chủ các công việc mới có một cơ hội thành công cao hơn. Một bộ não phát triển tốt, kết hợp với một hình ảnh tích cực về bản thân, là một sự kết hợp hoàn hảo cho phép một đứa trẻ khai mở tiềm năng thực sự của mình.

Trẻ nhỏ không có được một hình ảnh tích cực về bản thân bằng cách được chúng ta nuông chiều hoặc chỉ đơn giản là khen rằng chúng thông minh và tuyệt vời. Điều làm cho trẻ tự tin là việc chúng nắm vững các kỹ năng thực tế và học được những thông tin hữu ích. Điều này làm chúng cảm thấy có quyền lực và kiểm soát môi trường của chúng. Khi một đứa trẻ có một chuỗi thành công với các hoạt động học tập, hình ảnh tích cực về bản thân trở thành một phần trong tính cách của chúng. Một bộ não khỏe mạnh, tình yêu vô điều kiện của bạn, và hình ảnh tích cực về bản thân là một trong những món quà lớn nhất mà bạn có thể cung cấp cho trẻ.

See also  Các điểm chính và sự phát triển của phương pháp Montessori

Những lợi ích của việc giúp đỡ một đứa trẻ phát triển sự tự tin, cách tiếp cận tích cực hướng tới cuộc sống và những trải nghiệm mới không thể được phóng đại. Một đứa trẻ trở nên thoải mái với việc đọc, viết, toán, và khoa học trong những năm đầu của họ sẽ mang theo sự tự tin đó trong suốt những năm học còn lại và xa hơn nữa. Giáo dục sớm thực sự là một món quà cho cuộc sống. Những hạn chế của chúng ta chủ yếu là trong tâm trí của chúng ta mà thôi. Kinh nghiệm học tập từ sớm giúp trẻ phát triển sự tự tin và tồn tại suốt phần đời còn lại. Chúng trở nên tích cực, tự tin, cởi mở với cuộc sống.

2. Muscle Control & Coordination – Kiểm soát và phối hợp vận động

Trẻ nhỏ trước hết cần phát triển các cơ bắp lớn, của chân, tay và thân mình, mà được gọi là phát triển vận động thô. Sau đó, chúng bắt đầu học cách kiểm soát các cơ bắp nhỏ hơn của các cánh tay, bàn tay và ngón tay – gọi là phát triển vận động tinh.

Hoạt động vận động thô bao gồm chạy, nhảy, đi thăng bằng, ném, đá và đánh bóng. Vẽ tranh trên một tờ giấy lớn treo trên tường là một bài tập vận động thô phát triển cơ ở vai và cánh tay, đồng thời phát triển vận động tinh cho cơ ở bàn tay và ngón tay. Cả hai loại hoạt động đều rất quan trọng. Trẻ em cần rất nhiều hoạt động này.

Rất nhiều hoạt động thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng vận động tinh bằng cách sử dụng cánh tay và bàn tay để điều khiển các đối tượng. Đỉnh điểm của những nỗ lực này đến khi một đứa trẻ học cách viết chính xác. Tất cả các động tác một đứa trẻ thực hiện khi sử dụng các học liệu này đều là sự chuẩn bị các con học viết.

3. Learning & Thinking – Học và suy nghĩ

Đây là những kỹ năng liên quan tới nhà trường: ghi nhớ, tư duy phê phán, tập trung sự chú ý, đọc, viết, toán và khoa học. Rất nhiều hoạt động liên quan đến việc phân loại, sắp xếp và tổ chức. Các hoạt động di chuyển và thực hành cuộc sống phát triển sự phối hợp và tổ chức, phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với các nhiệm vụ. Các hoạt động cảm quan phát triển năng lực tổ chức môi trường dựa trên thông tin cảm quan. Các hoạt động khoa học giới thiệu các khái niệm về các quy luận vận động của thế giới; và liên quan đến phân loại và tổ chức các đối tượng thành các nhóm dựa trên đặc điểm chung. Các hoạt động toán học tiếp tục thúc đẩy các kỹ năng tổ chức khi trẻ làm việc với các con số. Các học động đọc giúp trẻ nắm vững các ký hiệu ngôn ngữ để đọc, và viết.

Khả năng tập trung chú ý là rất quan trọng cho việc học tập. Hoạt động học tập giúp các em tập trung sự chú ý của mình trong một khoảng thời gian gắn với những trải nghiệm thú vị và có tính giáo dục. Một khi tập trung là một thói quen, sự học tập sẽ tăng vọt lên.

4. Promoting Independence – Thúc đẩy tính độc lập

Chúng ta thích cảm giác trẻ cần chúng ta. Tuy nhiên, nhiệm vụ lớn nhất của trẻ là tạo ra một cá thể đầy đủ năng lực và độc lập. Bạn không thể chống lại tự nhiên. Mọi hành động của trẻ đều hướng tới việc làm chủ môi trường và sự độc lập. Sử dụng học liệu học tập sẽ giúp trẻ phát triển sự độc lập theo cách xây dựng. Cho phép trẻ làm những việc độc lập ngay sau khi trẻ có thể.

Tính độc lập phát triển khi nó được luyện tập. Các ý tưởng trong phần thực hành cuộc sống (xem tại bài viết này) sẽ giúp trẻ tiến dần tới sự độc lập. Bắt đầu quá trình này sớm sẽ gặt hái phần thưởng tuyệt vời khi trẻ lớn hơn và có thể quản lý việc học ở trường và các trách nhiệm khác của bản thân.

See also  "TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ" CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ?

5. Socialization – Tính xã hội

Trước 2-3 tuổi, trẻ em có thể xem những đứa trẻ khác chơi, nhưng chúng thường tập trung vào các hoạt động của cá nhân mình. Bắt đầu từ khoảng ba tuổi, trẻ bắt đầu chơi hợp tác ít nhất là một nửa thời gian. Đó là sau khi chúng bắt đầu được hưởng lợi từ những kinh nghiệm mà dạy chúng làm thế nào để sống cùng với những người khác trong khi vẫn đáp ứng sở thích riêng của mình.

Các nhà phê bình đối với phương pháp Montessori thường chỉ trích phương pháp Montessori là thiếu kinh nghiệm xã hội. Trong thực tế, điều ngược lại mới đúng. Trong một trường Montessori, xã hội hóa là điều tự nhiên và liên tục, được hướng dẫn bởi các quy tắc đơn giản dạy cho trẻ em làm thế nào để sống được cùng với nhau. Thay vì phụ thuộc vào người lớn phải liên tục hòa giải vấn đề này, các em học cách tự chịu trách nhiệm cá nhân đối với những hành động của mình. Môi trường được chuẩn bị là một sự chuẩn bị tuyệt vời cho cuộc sống thực tế bên ngoài lớp học.

Phụ huynh sử dụng nguyên tắc Montessori ở nhà nên tìm cơ hội để cung cấp cho trẻ các kinh nghiệm xã hội. Thông thường, chơi theo nhóm là một lựa chọn tốt. Bạn có thể hợp tác với các cha mẹ khác để cho các con chơi với nhau và làm các hoạt động học tập, các dự án nghệ thuật, các chuyến đi đến bảo tàng, và để cho trẻ chơi bên ngoài. Khi trẻ tương tác với nhau, tìm kiếm cơ hội để chỉ cho trẻ làm thế nào để hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Tính xã hội mở rộng quan điểm ích kỷ tự nhiên của trẻ nhỏ. Điều này mở ra nhiều khía cạnh mới của cuộc sống và cải thiện khả năng học của trẻ. Trẻ nhỏ thoải mái theo
đuổi sở thích riêng của mình trong khi vẫn là thành viên có trách nhiệm của một xã hội lớn sẽ mang nhận thức này đến tuổi trưởng thành.

6. Strengthen the Parent – Child Bond – Tăng cường mối liên kết giữa cha mẹ và con

Trẻ em cần sự quan tâm, tình yêu và thời gian của chúng ta. Hoạt động học tập giúp tạo ra một mối liên kết tích cực giữa cha mẹ và trẻ. Chúng (các hoạt động học tập) là một sự thay thế tuyệt vời cho TV. Các cuộc thảo luận cùng bố mẹ sẽ dạy trẻ về thế giới quan của bố mẹ. Mối liên kết tích cực của tình yêu và niềm tin trong những năm đầu sẽ tiếp tục tuy trì khi trẻ phát triển.

Trẻ em cần sự hỗ trợ tích cực và tương tác để phát triển đầy đủ. Bằng cách thực hiện các hoạt động với trẻ, sự hỗ trợ và tương tác của bạn sẽ phát triển lên một tầm cao mới. Mối quan hệ giữa bạn và trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ và phát triển thành một sự chia sẻ giữa hai cá nhân. Đó là một quá trình tuyệt vời. Tại sao giáo viên cần phải có những niềm vui?

7. The Center on the Developing Child – Trung tâm phát triển trẻ em

Trung tâm phát triển trẻ em tại Đại học Harvard là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho các bậc cha mẹ. Điều đáng quan tâm đặc biệt là các khái niệm cốt lõi của họ trong Khoa học Phát triển trẻ em. Các báo cáo đầy đủ của họ trên về khoa học giáo dục sớm cũng rất tuyệt vời. Rất nhiều tài liệu có thể được tải về và trở thành tài liệu tham khảo tuyệt vời dành cho cha mẹ.

“Early experience has a unique advantage in shaping the architecture of developing brain circuits before they are fully mature and stabilized.”
“Những trải nghiệm từ nhỏ có một lợi thế đặc biệt trong việc định hình kiến trúc phát triển mạch não trước khi chúng trưởng thành và ổn định.”

“Early learning lays the foundation for later learning and is essential for the development of optimized brain architecture.”
“Giáo dục sớm đặt nền tảng cho việc học tập sau này và rất cần thiết cho sự phát triển của kiến trúc tối ưu của não.”

Bài viết được dịch từ sách Montessori At Home

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *