Montessori At Home: Tôn trọng người thầy bên trong trẻ

“The child’s parents are not his makers but his guardians.”
“Cha mẹ không phải là người tạo ra đứa trẻ mà là người giám hộ đứa trẻ”

“No adult can bear a child’s burden or grow up in his stead.”
“Không người lớn có thể chịu đựng gánh nặng hay lớn lên thay cho trẻ”

“Of all things, love is the most potent.”
“Trong tất cả mọi thứ tình yêu là mạnh nhất.”
Maria Montessori

Montessori trước hết có thái độ tôn trọng đối với những đứa trẻ với tư cách là một người tham gia vào các nhiệm vụ quan trọng nhất của cuộc sống: tạo ra một cá nhân duy nhất sẵn sàng nắm giữ vị trí của mình trên thế giới. Bắt đầu với sự hiểu biết này, bạn có thể làm nhiều việc để giúp trẻ trong quá trình đó. Là cha mẹ, điều quan trọng trước tiên là hiểu và thực hiện những điều cơ bản của phương pháp Montessori trước khi bạn thực hiện hoặc mua học liệu. Những khái niệm và thực hành là giá trị cốt lõi thực sự của Montessori.

Chúng ta muốn điều tốt nhất cho con em chúng ta, nhưng thường không biết cụ thể giúp chúng như thế nào. Chúng ta mua rất nhiều đồ chơi và hy vọng cho đó là điều tốt nhất. Chúng ta đọc một cuốn sách hay blog, và thử một vài điều mới. Đây là cách mà phương pháp Montessori có thể trở nên hữu ích. Phương pháp Montessori mang đến cho bạn những hành động cụ thể mà bạn có thể làm theo một cách có tổ chức mỗi ngày để giúp trẻ nhận ra nhiều tiềm năng thực sự của mình. Chương này sẽ tìm hiểu các bước để giúp bạn bắt đầu ngày hôm nay bằng cách sử dụng phương pháp Montessori ở nhà.

1. Trust & respect your child’s Inner Teacher – Tôn trọng người thầy bên trong trẻ

Đối với các bậc cha mẹ, điều quan trọng đầu tiên là cần phải hiểu và thực hiện được các nguyên tắc cơ bản trong Montessori trước khi quyết định làm hay mua các học liệu.
Các bậc cha mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng chúng ta lại không biết cách làm cụ thể để giúp chúng. Chúng ta mua rất nhiều đồ chơi và hy vọng nó sẽ giúp con cái chúng ta hạnh phúc. Chúng ta đọc các quyển sách hay báo hay blog và học hỏi từ đó. Và trong phương pháp Montessori, sẽ cho các bậc cha mẹ những hoạt động cụ thể hàng ngày để giúp trẻ nhận thức được tiềm năng thực sự của chúng.

Áp dụng các nguyên tắc Montessori tại nhà, chúng ta không cố gắng để giáo dục trẻ theo một phong cách áp đặt giống như trường học truyền thống. Độ tuổi 2-6 tuổi không phải là một cái thùng rỗng để chúng ta đổ đầy kiên thức vào đó. Mà chúng ta cần nhận thức rằng mỗi đứa trẻ có một người thầy bên trong hướng dẫn chúng, chỉ trong một vài năm, từ những đứa trẻ mới sinh không thể tự làm gì đến một đứa trẻ 6 tuổi, sẵn sàng đá cửa ra và đi đến trường. Chỉ trong 6 năm, trẻ đã học ngôn ngữ mẹ đẻ, có thể đọc và viết ít nhất là một vài từ, hiểu một chút về toán, có thể kiểm soát và phối hợp vận động, có thể tự làm nhiều việc và hiểu cách thế giới xung quanh vận hành như thế nào. Một đứa trẻ hoàn toàn có thể làm được tất cả những điều đó kể cả khi không có sự giúp đỡ của người lớn. Đây chính là sức mạnh của người thầy bên trong hướng dẫn trẻ và cũng đã tạo cảm hứng và dẫn dắt bà Montessori. Theo cách tiếp cận của Montessori, chúng ta tìm cách hỗ trợ trẻ trong việc tự trưởng thành và định hình một người độc lập độc đáo.

See also  Các điểm chính và sự phát triển của phương pháp Montessori

“Để ý trẻ một thời gian; đứa trẻ, nói chuyện, đi bộ, và đi qua hết cuộc chinh phục này đến cuộc chinh phục khác cho đến khi trẻ đã xây dựng được con người vĩ đại của mình, với tất cả năng lực trí tuệ. Những đứa trẻ không phải là một thực thể trống rỗng để tiếp thu mọi kiến thức mà chúng ta nạp vào cho trẻ. Không, trẻ là những người kiến thiết loài người. Để hình thành một người trưởng thành, năng lượng lớn là cần thiết và những năng lượng này chỉ có ở trong trẻ”

“Sự phát triển lớn nhất đạt được trong những năm đầu tiên của cuộc sống, và do đó sự chăm sóc cẩn thận nhất nên được thực hiện. Nếu điều này được thực hiện trẻ sẽ bộc lộ mình là điều kỳ diệu nhất của thiên nhiên. Nhân phẩm của trẻ sẽ xuất hiện một cách đầy đủ trước mắt chúng ta, cho ta thấy trẻ là nhà kiến thiết nên trí thông minh của loài người, làm việc không biết mệt mỏi trong niềm vui và hạnh phúc, theo một thời gian biểu nghiêm ngặt, để xây dựng thứ ngạc nhiên nhất của thiên nhiên: “Con người”.
Maria Montessori, The Absorbent Mind

Đi sau đứa trẻ không có nghĩa là để cho trẻ chạy lung tung hay thoải mái có những hành vi tiêu cực. Bạn luôn luôn có trách nhiệm hướng dẫn và thúc đẩy hành vi tích cực của trẻ. Sử dụng các hoạt động học tập đầy hứng thú của Montessori, tuy nhiên, bạn dành ít thời gian hướng dẫn và dạy trẻ trực tiếp hơn. Thay vào đó, giống như một giáo viên Montessori, bạn tạo ra môi trường và hành động như một nguồn lực, một người quan sát, một nguồn động viên, và một người tôn trọng cuộc hành trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bạn hãy khuyến khích trẻ, cho phép trẻ phạm sai lầm và khám phá, tự trải nghiệm những thành công và thách thức.

“Respect all the reasonable forms of activity in which the child engages and try to understand them.” Maria Montessori
“Hãy tôn trọng tất cả các hình thức hoạt động mà trẻ tham gia và cố gắng hiểu chúng”. Maria Montessori

Chúng ta càng tạo động lực từ bên ngoài bằng các hình thức thưởng phạt, thì trẻ càng bị thúc đẩy bởi những yếu tố bên ngoài. Mục tiêu của chúng ta là để khuyến khích động lực bên trong (sự tự giác). Điều này được thực hiện bằng cách khuyến khích các hoạt động và hứng thú của trẻ thể hiện ra một cách tự nhiên, bằng cách tin tưởng người thầy bên trong trẻ.

Action Steps – Các bước hành động
• Đọc những phần còn lại trong bài viết này và từng bước hành động.

See also  Quan sát của bà Maria Montessori về những đứa trẻ

• Để trẻ thử làm những thứ mới.
Hãy chia các nhiệm vụ phức tạp thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và để trẻ hoạt động từng việc một nếu trẻ có thể xử lý an toàn. Để trẻ làm sai và luyện tập mà không bị ngắt quãng. Khích lệ trẻ khi cần và chúc mừng từng thành công của trẻ. Đảm bảo sự an toàn mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ
Trẻ thể hiện sự quan tâm trong việc giúp bày bàn ăn. Chỉ cho trẻ nơi để khăn ăn và để trẻ trải khăn. Sau đó, hãy để trẻ đặt các tấm lót. Nói với trẻ có bao nhiêu người cần tấm lót và chỉ cho trẻ cách đếm như thế nào khi trẻ đặt chúng. (Với văn hóa Việt nam thì không dùng tấm lót, thay vào đó có thể là lấy bát, lấy đũa, đặt lên bàn).

Trẻ muốn giúp đỡ việc làm vườn. Bạn đang sử dụng kéo cắt tỉa, nó quá to nên trẻ không thể sử dụng một cách an toàn. Cho trẻ một cái cào nhỏ, một cái nhổ cỏ dại, và một bình tưới nước nhỏ và chỉ cho trẻ làm thế nào để cào lá, kéo cỏ dại, và tưới nước. Hãy để trẻ thực hành những điều này một mình. Nói về việc xác định cỏ dại (lá, hoa, thân, rễ, v…v…) và đếm xem trẻ kéo được bao nhiêu cỏ dại. Hãy để trẻ giúp vứt túi rác (đã được buộc kín) vào đúng chỗ. Cảm ơn trẻ vì đã giúp đỡ.
Cần phải đảm bảo việc tạo ra các lỗi và thực hành của trẻ là không bị ngắt quãng. Khuyến khích trẻ khi cần thiết và chúc mừng trẻ khi thành công. Và ghi nhớ là mọi thứ cần đảm bảo an toàn cho trẻ.

• Lắng nghe trẻ một cách tích cực và khuyến khích trẻ nói. Ngồi xuống để mắt bạn ngang tầm mắt của trẻ. Nhìn vào trẻ khi trẻ nói, mở to mắt, gật đầu rồi nói ồ, vậy sao, rồi chuyện diễn ra thế nào? oài, thế á?, đồng thời cho trẻ thời gian để nói. Khuyến khích trẻ nói nhiều hơn về chủ đề đang thảo luận. Điều đó giúp khẳng định lại, tránh sự chỉ trích hay phê phán về điều mà trẻ đang nói hay cảm nhận.

Phản hồi lại những gì mà trẻ đã nói với bạn hoặc hãy miêu tả về những gì đang xảy ra tại thời điểm đó. Ví dụ như: Con đang muốn mở cổng, Con đang cắt tờ giấy này, Chúng ta đang ăn tối. Chúng ta đang cắt quả chuối.
Khẳng định rằng bạn hiểu những gì trẻ đang nói và cảm nhận. “Con đã tức giận khi khóa không mở.” “Con muốn chơi ngay bây giờ.”

• Việc chỉ trích, ngắt lời hay suy nghĩ của trẻ, hoặc nhanh chóng đưa ra lời khuyên cho trẻ là điều nên tránh. Trẻ cần phải cảm thấy rằng mối quan tâm và những trải nghiệm của chúng là quan trọng và cần có thời gian và sự hỗ trợ để giúp chúng khám phá, thực hành thông qua trải nghiệm, và lựa chọn những thứ chúng cần phải làm.

• Hỏi những câu hỏi mở. Tránh đưa ra những câu hỏi với câu trả lời là có hoặc không, nên hỏi trẻ những câu như: Và điều gì đã diễn ra? Con nghĩ thế nào về điều đó? Con cảm thấy như thế nào? Tại sao con lại nghĩ nó xảy ra như thế… Con nghĩ khi nào thì sẽ như vậy… Đưa ra những câu nói khuyến khích hơn là lời khen. Ví dụ, ổ con đã rất cố gắng, không từ bỏ, thật tuyệt vời. Hay ồ, cố lên, con sẽ làm được mà.

See also  Lợi ích của giáo dục sớm đối với trẻ

• Hãy để trẻ lựa chọn. Tạo những tình huống lựa chọn đơn giản giữa các đối tượng và hành động ngang nhau cho phép trẻ học cách ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đặt lên một biểu đồ màu sắc hiển thị những màu sắc nào sẽ đi cùng nhau và để cho trẻ chọn quần áo của mình. Hãy để trẻ chọn cất quần áo trong ngăn kéo nào. Hãy để trẻ lựa chọn những thứ của mình: các loại trái cây, nước uống, và đồ ăn nhẹ. “Con muốn quét nhà hay giúp mẹ cất bát vào bồn rửa không?” “Con muốn ăn một chiếc bánh sandwich hoặc mì ống?”

• Hãy để trẻ làm việc một cách độc lập mà không bị gián đoạn. Montessori lưu ý rằng việc học cách tập trung sự chú ý và tự lặp lại hoạt động với một sự hứng thú lớn là rất cần thiết cho sự phát triển. Dành thời gian và không gian yên tĩnh cho hoạt động khám phá và lặp lại.

“How often one of those marvelous moments when their attention is fixed, and that process of organization which is to develop them begins in their souls, is roughly interrupted.”
“Mức độ thường xuyên xuất hiện những khoảnh khắc tuyệt vời khi sự chú ý của trẻ là cố định, và quá trình tổ chức để phát triển chúng bắt đầu trong tâm hồn trẻ, thường bị làm gián đoạn một cách thô bạo”
Maria Montessori

• Sử dụng khuyến khích nhiều hơn là ca ngợi. Ca ngợi hay khuyến khích một đứa trẻ thì tốt hơn? Cả hai đều là tích cực; nhưng chúng gửi những thông điệp khác nhau. Khen ngợi liên quan đến việc đánh giá giá trị. “Con làm tốt lắm” hoặc, “Thật là tuyệt vời!”, Có nghĩa là theo ý kiến của bạn, trẻ đã làm đúng. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ luôn đặt mục tiêu tìm kiếm các phần thưởng từ bạn. Khen ngợi là tốt và cần phải được đưa ra. Khen ngợi chắc chắn là tốt hơn so với những lời chỉ trích. Nhưng dưới đây là một bài viết thú vị về lời khen ngợi so với khuyến khích.

Khuyến khích là một phản hồi không phê phán, nó tập trung vào nỗ lực và sự kiên trì, thậm chí cả khi gặp sai lầm. Trẻ sẽ luôn phạm sai lầm khi thực hiện các hoạt động học tập. Khuyến khích có tác động tích cực bằng cách chỉ ra rằng, “Con đã rất cố gắng và con đã không bỏ cuộc – đó là điều tuyệt vời.” Hoặc, “Đừng bỏ cuộc, hãy thử một lần nữa.” Điều này củng cố giá trị của động lực và nỗ lực. Khuyến khích và phản hồi tích cực làm cho trẻ muốn tìm hiểu nhiều hơn và làm nhiều hơn nữa.

Bài viết được dịch từ sách Montessori At Home

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *